nhng con chim se s

Tưởng Năng Tiến

 

truyện ngắn

Tôi sinh ra và lớn lên trong một thành phố có rất nhiều chim se sẻ. Những khi hồi tưởng về tuổi thơ của ḿnh tôi vẫn luôn luôn thấy thấp thoáng đâu đó trong kư ức h́nh bóng những con chim sẻ nhỏ và chiếc súng cao su ….
Đến chừng năm 10 tuổi tôi bắt đầu biết mơ mộng. Tôi thôi bắn chim từ đó và cũng từ đó tôi thấy ḿnh gần gủi và thương yêu loài chim bé bỏng này. Có điều tôi yêu chim theo cái cách đặc biệt của ḿnh; một cung cách mà theo tôi th́ rất là khoáng đạt. Tôi rất ghét cái cảnh chim lồng cá chậu nên không bao giờ có ư nghĩ bắt giam một con chim. Không những vậy tôi c̣n vô cùng khó chịu khi phải ở gần một ông bạn suốt ngày cứ phải chăm chỉ và vất vả lo âu cho cái chuồng chim sơn ca hay hoàng yến của ḿnh. Trông thật là tội nghiệp cho cả chim lẫn người.

Vào thời Sơ Đường có một thi sĩ đă mô tả một buổi sáng nhàn nhă như sau:


Xuân miên bất giác hiếu
Xứ xứ văn đề điểu


Mà có người dịch là:

Giấc xuân quên mất sáng
Đâu đó tiếng chim ca



Tôi thấy không cần ǵ phải sống lui lại mười mấy thế kỷ người ta mới có được một buổi sáng êm đềm và nhàn nhă như vậy. Nếu đừng phải sống dưới một chế độ quá hà khắc và tàn bạo th́ ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ thời nào, mọi người cũng đều có thể có được những buổi sáng êm đềm và thú vị.


Trong đời tôi đă có rất nhiều lần dậy muộn. Lúc mở mắt nắng đă lẻn vào pḥng, chiếu một vệt dài vàng sáng trên tường. Trong cái cảm giác lơ mơ đầu ngày này, tôi vẫn thường nằm nán, lắng nghe tiếng ríu rít nho nhỏ, trong trẽo dễ thương của những đàn chim se sẻ đậu trên nóc nhà. Với tôi những khoảng thời gian như vậy cũng mang lại niềm vui cho đời sống.


Niềm vui của tôi giản dị nhỏ bé chỉ có là vậy; thế mà cũng có lúc tôi bị người ta cướp đoạt. Sai cái biến cố 1975 xảy ra ở Việt Nam (cái biến cố bị một số người cố t́nh hiểu lầm là cách mạng) th́ tôi chả bao giờ c̣n có một buổi sáng êm đềm nữa. Lư do: từ ngày người cộng sản vô được miền Nam th́ những con se sẻ mà tôi yêu mến bỗng dưng biến mất dần dần. Từ khi cảm nhận được sự biến mất khủng khiếp này, tâm hồn tôi trở nên đau đớn và ray rứt măi. Tôi cứ băn khoăn không hiểu là những con chim se sẻ đă biến đi đâu?


Hiểu tâm sự của tôi, có người bạn đă gợi ư: có thể chim se sẻ đă bay về vùng kinh tế mới !?

Nhưng tôi biết chắc điều này không đúng. Sau năm 1975 tôi có một thời gian khá dài ở trong một trại cải tạo và cái trại tù trá h́nh này nằm cạnh một vùng kinh tế mới. Hàng ngày tôi vẫn đi làm khổ dịch qua ngôi làng khốn khổ này, tuyệt nhiên tôi không thấy một con chim se sẻ nào nơi đây cả. Loài chim se sẻ chỉ quen làm tổ nơi những ngôi nhà cao cửa rộng; hoặc ít nhất cũng phải là những căn nhà tôn vách ván. Ở vùng kinh tế mới không có những ngôi nhà như vậy. Nơi đây chỉ có những mái nhà tranh dột nát, trông thảm hại như những túp lều của loài người vào thuở du canh.

Thực phẩm chính của chim sẻ là ngũ cốc. Chúng hoàn toàn và tuyệt đối không thích ăn khoai lang hay khoai ḿ. Mà dân chúng nơi những phần đất đọa đày này th́ chỉ sản xuất được khoai và củ. Nhà nước cũng có tổ chức và cưỡng bức người dân tham gia vào việc trồng những đông lúa tập thể. Tiếc thay, những cây lúa ở đây mọc lên chỉ để tiêu biểu cho sự thất bại thê thảm của một chính sách kinh tế hà khắc, ngu xuẩn và lạc hậu mà thôi. Cũng như người, chim sẻ không thể ăn lúa lép. Chao ơi, ở một nơi đất không lành th́ làm sao mà chim đậu.

Cũng có người nói với tôi, rất có thể chim sẻ đă bay vào rừng. Tiếc thay tôi không thể tin vào cái giả thuyết quá đẹp đẻ và lư tưởng này. Nó chỉ là sự phản ảnh tâm tư ước vọng của một khối đông quần chúng đang sôi xục v́ bất măn thế thôi. Tôi đă sống nửa mùa Xuân và gần hết một mùa mưa với những người nuôi mộng phục quốc ở trong rừng. Tôi chả thấy một con chim se sẻ nào cả. Cũng như người, se sẻ không thể nào hoàn toàn sống vào côn trùng. C̣n lúa th́ người thành phố chưa có đủ ăn, làm sao có gạo để mang vào rừng !?


Như vậy biết đâu là se sẻ đă rủ nhau tổ chức vượt biên.
Tôi thật lấy làm tiếc v́ đă không thể tin như vậy. Mấy năm gần đây tôi vẫn nghe những đài phát thanh ngoại quốc loan tin mỗi tháng có hàng ngàn người Việt Nam trốn ra khỏi nước. Nhưng tôi chưa nghe ai nói đến việc chim sẻ đi tị nạn.

Hẳn là loài chim se sẻ cũng khao khát tự do và no ấm như bao nhiêu những sinh vật khác. Nhưng trong trường hợp nan giải này th́ những con chim nhỏ bé và yếu đuối đành bất lực. Chúng chỉ có thể hướng nh́n về chân trời tự do với tất cả tuyệt vọng và u uất mà thôi.


Dù có bao nhiêu quyết tâm đi nữa th́ những đôi cánh nhỏ bé mong manh của chúng cũng không thể nào đủ sức để vượt qua được những vùng biển khơi ngàn dặm. Nhữngc̣n chim khốn khổ lại không thể nào có đủ tiền ṿng vàng bạc để tạo phương tiện cho một chuyến đi quá là đắt giá.
Nói cho cùng rồi cũng chả ai biết những con chim se sẻ bỏ đi đâu? Và phần lớn con người đều khá vô t́nh chả mấy ai quan tâm ǵ đến cái chuyện tồn vong của một loài chim nhỏ bé.
Trong một cuốn tiểu thuyết Hoa Kỳ mà tôi đă được đọc, có một nhân vật tên Holden Caufield. Vào một đêm đông cậu nhỏ Caufield thuê xe taxi chạy khắp thành phố New York. Thằng bé muốn t́m một người nào đó để hỏi cho ra về dấu tích của những con vịt trời trong công viên thành phố. Cậu băn khoăn không hiểu những con vịt trời bỗng dưng lại biến đi đâu mất tích.


Tất nhiên không ai trả lời cho Caufield về câu hỏi kỳ cục này. Đâu có ai quan tâm đến điều mà cậu nhỏ muốn t́m biết. Đời sống có hàng trăm thứ chuyện bà rằn dằn vặt: áo cơm, danh lợi, nhà, xe, việc làm …. đâu có ai rảnh mà lưu tâm đến sự tồn vong của một loài vịt trong công viên thành phố.

Sự thờ ơ lạnh nhạt của mọi người làm Caufield phẫn uất. Theo ư thằng bé th́ loài người thật vô t́nh và cái xă hội Hoa Kỳ đă làm cho t́nh người đông giá. C̣n theo tôi th́ sự bất măn của cậu nhỏ Caufield lăng nhách ! Vịt trời là một di điểu. Vào mùa đông loài vật lông vũ này thiên di đến một vùng ấm áp để định cư. Vấn đề giản dị chỉ có vậy thôi. Niềm băn khoăn day dứt của tôi khó giải đáp hơn và chính đáng hơn nhiều. Se sẻ không phải là loài di điểu: quê hương tôi không có mùa đông. Vậy mà những con chim sẻ vẫn cứ biến mất dần dần ….


Nếu có ai mang vấn đề này để chất vấn ông trưởng ty công an thành phố th́ chắc chắn sẽ nhận được câu trả lời là: ông không biết. Đó là một câu trả lời thành thực. Bất cứ một giới chức nào của nhà nước cộng sản, dù có thẩm quyền đến đâu, cũng không thể biết được là loài chim sẻ đă biến đi đâu. V́ cái t́m biết vấn đề người ta không cần đến những bản báo cáo, những nhân viên điềm chỉ, những cặp mắt chó săn khát máu …. Mà điều cần là có một tâm hồn, một tâm hồn người chưa bị nhuộm đỏ v́ chủ nghĩa và giáo điều.

Khi ḷng người chưa bị khép chặt và đầu độc v́ những tín điều độc ác th́ tai của họ cũng thính hơn. Và lúc đó người ta sẽ dễ dàng nghe được những tiếng ríu rít thảm thương của những con chim kêu đói.

 Những con chim sẻ khốn khổ chả bỏ đi đâu cả. Chúng đang chết và sẽ chết cho bằng hết v́ đói, thế thôi !

Điều tôi vừa khẳng định có thể làm cho một số người ngộ nhận. Học có thể nghĩ rằng: Chế độ cũ ở miền Nam có quỹ cứu tế hay có ngân khoản dành cho chim se sẻ?
Thưa không, sự thực không có vậy. Sự thực thê thảm hơn nhiều: Chả cần phải đợi đến cái biến động 1975, loài chim se sẻ ở xứ tôi mới bị bỏ quên bạc đăi. Dưới chế nào th́ những con chim bé bỏng khốn khổ cũng bị bỏ quên hất hủi. Lịch sử của quê hương tôi đă trải qua rất nhiều thể chế chính trị tệ hại thối nát nhưng – có điều khác là - sự tồi tệ của những thể chế này thường vẫn c̣n giữ được ở mức độ khả kham. Sự dư thừa rơi văi của giai cấp bóc lột thường vẫn có thể nuôi sống được một số đông quần chúng hạ lưu bất hạnh.…

Điều bi thảm cho cả người lẫn chim sẻ ở Việt Nam bây giờ là: Sau cuộc cách mạng tháng 4 năm 1975 quê hương tôi không c̣n giai cấp bóc lột nữa. Cái thể chế chính tri, gọi là chủ nghĩa xă hội chỉ bao gồm một tập đoàn thống trị và toàn thể dân chúng bị bóc lột. Tất cả mọi người đều đói rách đến độ mà không c̣n ai có thừa ra một hạt gạo để đánh rơi. Đến thảm trạng này mà loài chim se sẻ c̣n sống được mới là chuyện lạ, chứ c̣n chuyện chúng phải chết đói th́ cầm chắc rồi.

Sau ngày – được gọi là cách mạng - một chính sách mới về kinh tế được mang ra áp dụng: Kinh Tế Hoạch Định Cứng Rắn. Sáu chữ nghe ngắn gọn và không gây một ấn tượng nào đặc biệt; vậy mà chính nó đă đưa cả một loài chim vào con đường diệt chủng.

Thảm họa bắt đầu bằng chuyện thành phố mất hẳn đi những đoàn xe vận tải nối đuôi nhau ngược xuôi tấp nập. Và mỗi khi có một chiếc xe gạo dừng lại để nhập kho th́ lại có cảnh gạo rơi trắng xóa một khúc đường. Ôi thực là thiên đường của loài chim se sẻ.

Nhưng có nhiều người lại thấy chướng mắt với cái cảnh thiên đường này. Họ chê nó là phồn vinh giả tạo. Thực là những tân hồn quả cảm. Đă có lúc tôi thực t́nh khâm phục những con người như vậy.

Rồi họ được người ta xúi dục đứng lên làm cách mạng. Vô cùng may mắn họ thành công. Chỉ tiếc là những mộng tưởng mà họ muốn thực hiện trong cuộc cách mạng này lại hoàn toàn thất bại. (Và bây giờ th́ tôi đâm ra thương hại những con người quả cảm chất phác, dễ tin và dễ bị lợi dụng này).

Kinh tế thay đổi, đời sống cũng theo đó đổi thay. Bắt đầu từ đó hết c̣n cái cảnh ngựa xe. Hàng tháng, hoặc có khi đôi ba tháng, mới có một vài chiếc xe vận tải bí bùng, lầm lủi chạy vào thành phố giữa đêm khuya. Sáng hôm sau đường phố xôn xao, hầu hết dân chúng lũ lượt xếp hàng đi mua gạo. Họ phải chờ đợi chừng mười tiếng đồng hồ để chờ đến phiên ḿnh len chân vào mua vài kư gạo. Số lượng gạo này để nuôi một con chim se sẻ trong nửa tháng th́ dám đủ, nhưng cho một con người tiêu thụ th́ e thiếu.


Những con chim se sẻ đậu trên nóc nhà theo dơi cảnh loài người chen lấn dành giựt mua gạo mà năo ḷng. Cái đầu nhỏ xíu của loài chim tiêu hóa không nổi những danh từ trừu tư ợng vĩ đại kiểu như: Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc, Giàu Mạnh..v..v... Chúng chỉ cần một điều rất giản dị và thực tế thôi: đó là sự no ấm. Nhưng đó lại là điều duy nhất thiếu vắng trong xă hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng 1975 đă thay đổi cảnh phồn vinh giả tạo của miền Nam bằng sự đói khổ thực sự và vĩnh viễn. Cái thiên đường cộng sản hay c̣n được gọi là paradis sovietique thực là khác xa với cái thiên đường ước mơ của loài chim cũng như của loài người.

Tôi viết những gịng chữ này vào mùa mưa năm 1978. Đúng ba năm kể từ ngày người cộng sản nắm được chính quyền bính ở Việt Nam. Thành phố tôi ở dễ bị ảnh hưởng của những cơn băo rớt. Nơi đây thường có những trận mưa rất lạ và vô cùng buồn. Trời suốt ngày âm u buồn xám. Mưa giăng giăng đan lưới, kéo lê thê từng đợt lướt qua những mái nhà của đường phố. Nhưng thỉnh thoảng cũng có lúc mưa tạnh hẳn. Khu phố sáng hẳn lên. Mặt trời lại hiện ra ở một nơi nào đó. Ngày xưa có những lúc như vậy, luôn luôn có hằng trăm con chim se sẻ vội vă rủ nhau bay lên nóc nhà tắm nắng. Chúng âu yếm rỉa lông, rỉa cánh cho nhau. Ríu rít đón mừng nắng ấm.

Ba năm qua, tôi không c̣n có dịp được nghe lại những tiếng ríu rít an b́nh đầm ấm của loài chim se sẻ nữa. Chao ôi chả hiểu c̣n có bao giờ tôi được nghe lại những âm thanh quen thuộc hạnh phúc này nữa hay không?
C̣n bây giờ, thỉnh thoảng tôi mới thoáng nghe được một vài tiếng kêu thương lạc lỏng bơ vơ của một con chim sẻ trên mái ngói. Và đôi khi ở tận một mái nhà khác - thật xa - mới có tiếng nho nhỏ vọng lại của một con chim se sẻ khác; nghe cũng cô đơn và buồn thảm tương tự. Cả một dăy phố dài mà chỉ c̣n sống sót vài đôi chim se sẻ th́ thật là sót xa cho số phận của loài chim bé bỏng hiền hậu này.
Nếu tôi nhớ không lầm th́ đă có lần tôi được nghe những gịng nhạc rất tiên tri về số phận của những con chim se sẻ như sau : Chiều qua đó rêu phong, bầy sẻ cũ hom hem …bầy sẻ cũ sẽ qua đời lặng lẽ … Chao ơi, những con chim năm cũ, hồn bây giờ ở đâu?

Mới gần đây trên một đài phát thanh ngoại quốc, tôi nghe một yếu nhân Hoa Kỳ kêu gọi cộng đồng quốc tế này quan tâm đến vấn đề nhân quyền nhiều hơn nữa. Ở vùng đất có tên gọi là Đông Dương này con người bị chà đạp kỹ quá khiến đồng loại của họ ở tận bên kia bờ đại dương phải xót ruột đau ḷng. Có điều rằng chả hiểu rằng những lời kêu gọi ồn ào vu vơ ở tận đâu đâu như vậy có giúp đỡ được ǵ cho sự khốn cùng thê thảm ở đây không?

Thỉnh thoảng tôi vẫn cứ được nghe nhắc đến một cách loáng thoáng về Nhân Quyền, Cộng Đồng Quốc Tế, T́nh Nhân Loại …là một người dân da màu cùng khổ dố tnát tôi thực không hiểu cộng đồng quốc tế là một cái tập thể như thế nào? Họ gồm những ai? Họ đă và đang làm ǵ được trong cái thế giới c̣n đầy dẫy những chuyện đau thương đẫm máu này? Tôi cũng không rơ nghĩa lắm về hai chữ nhân quyền: và thực t́nh tôi cũng không có cao vọng t́m hiểu những từ ngữ mơ hồ trừu tượng, xa xôi đó làm ǵ.

Thôi cứ xin để những danh từ Hoa Mỹ này dùng vào việc tô điểm cho kho tàng ngôn ngữ của loài người cho thêm phần phong phú. Hoặc để nói đi nói lại như những liều thuốc an thần trấn an lương tâm cho một phần nhân loại đang sống quá an b́nh sung túc ở những nơi xa xôi nào đó. Hay để dùng vào những bài diễn văn tranh cử nặng kư được đọc tới đọc lui ở những kinh đô ánh sáng hoa lệ.
C̣n ở đây – nơi cái phần đất Đông Dương cực kỳ đen thui và bi thảm này – tôi chỉ muốn được góp một tiếng kêu thương tuyệt vọng nho nhỏ cho số phận của một loài chim. Một loài chim đang bị những con dă thú có h́nh nhân dồn vào con đường diệt chủng v́ đói rét bom đạn, khủng bố kinh hoàng.

 

Tưởng Năng Tiến.

 1978

(trong Măng Đầu Mùa trang 54-65)